NGUỒN GỐC XUẤT XỨ :
- Đơn vị nghiên cứu lai tạo & sản xuất : Viện Nghiên cứu Ngô
- Do công ty cổ phần Đại Thành phân phối tại Việt NamCÁCH BẢO QUẢN : Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát. Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm.
ĐẶC TÍNH GIỐNG:
+ Thời gian từ gieo đến thu hoạch bắp tươi từ 65 - 80 ngày (tuỳ thời vụ, vùng miền và tình hình thời tiết...)
+ Chiều cao cây 170 - 190 cm, chiều cao đóng bắp từ 65 - 85 cm, thân mập, cứng cây, sinh trưởng phát triển khỏe, lá xanh bền. Chống chịu tốt với đục thân, gỉ sắt, rệp cờ.
+ Bắp to dài, đường kính bắp từ 4,8- 5,5 cm; chiều dài bắp: 21-23 cm.
+ Số hàng hạt: 14 -16, số hạt trên hàng: 32 – 40 hạt, trọng lượng 1000 hat khô: 210 - 248g
+ Độ đường (ngọt) Brix: 13 - 14 %.
+ Năng suất bắp tươi: 16 – 18 tấn/ha.Tỷ lệ bắp loại 1 cao, trên 90%.
+ Chất lượng ăn khi luộc nóng: Mềm,dẻo, vỏ mỏng, hương thơm, vị ngọt thanh đặc trưng của ngô nếp. Ăn nguội (để trong tủ lạnh 12- 24 giờ): vẫn mềm, dẻo, và giữ được hương vị ban đầu.
Giống ngô nếp DTC899 có thể trồng được nhiều vụ trong năm.
KỸ THUẬT CANH TÁC
2.1 Thời vụ gieo trồng
TT | Vùng ngô | Thời vụ chính |
1 | Phía Bắc | Xuân: Gieo cuối tháng 1- đầu tháng 2 |
Xuân Hè: Gieo tháng 3 |
Hè - Thu: Gieo cuối tháng 6 – đầu tháng 7 |
Thu - Đông: Gieo tháng 8 - đầu tháng 9 |
Đông: Gieo tháng 9 – tháng 11 |
2 | Phía Nam | Đông Xuân: Gieo cuối tháng 12 - đầu tháng 1 |
Xuân - Hè: Gieo tháng 2 – tháng 3 |
Hè - Thu: Gieo tháng 5 - đầu tháng 6 |
Thu - Đông: Gieo tháng 8- đầu tháng 9 |
2.2. Đất và làm đất
Giống ngô nếp DTC899 có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, độ mầu mỡ cao, dễ thoát nước. Đất trồng ngô cần được cày sâu, bừa kỹ, làm sạch cỏ dại. Đối với ngô trồng trên đất 2 vụ lúa cần được lên luống để dễ thoát nước.
2.3. Mật độ và khoảng cách trồng
Để phát huy tiềm năng của giống và đạt tỷ lệ bắp loại 1 cao, cần áp dụng mật độ và khoảng cách gieo trồng hợp lý.
+ Mật độ gieo trồng phổ biến: 4,7 vạn cây/ha (60cm x 35 cm hoặc 70cm x 30cm); tỉa định cây để lại 1 hốc 1 cây. Lượng hạt giống cần 0,40- 0,50 kg/1sào Bắc bộ và 0,6 - 0,7 kg/1 sào Trung bộ, 1,2-1,4 kg/ 1 sào Nam bộ 1000m2.
2.4. Bón phân và chăm sóc
Cần bón đầy đủ phân bón, đúng lúc và đúng cách. Lượng phân bón như sau:
Lượng phân | Sào Bắc Bộ (360m2) | Sào Trung Bộ (500m2) | 1000 m2 | 1 ha |
Phân chuồng | 180 – 200 kg | 250 – 300 kg | 500 – 600 kg | 5.000 – 6.000 kg |
Đạm Urea | 13 - 15 kg | 18 – 20 kg | 36 – 40 kg | 360 – 400 kg |
Super Lân | 18 -20 kg | 25 – 28 kg | 50 – 56 kg | 500 – 560 kg |
Kali Clorua | `6 – 7 kg | 8 – 10 kg | 16 – 20 kg | 160 – 200 kg |
Chú ý: có thể thay phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 2000-2500kg/ha
* Cách bón phân:
- Bón lót và vun gốc sớm từ giai đoạn cây con (bón theo rãnh hoặc vào hốc lấp một lớp đất mỏng trước khi gieo hạt) toàn bộ phân chuồng (nếu có) + phân lân.
- Bón thúc lần 1: sau khi xới váng và tỉa định cây (ngô 4-5 lá thật) bón kết hợp với tưới nước: 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali.
- Bón thúc lần 2 + vun cao khi ngô 9-10 lá: 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali. Bón phân kết hợp vun cao.
- Bón thúc lần 3: Trước khi trỗ cờ 5- 7 ngày: bón lượng phân còn lại.
* Tưới và tiêu nước: Tưới nước để độ ẩm đất đạt 70 - 80%. Không để nước đọng ngập úng sau khi tưới. Nên tưới nước theo rãnh để đảm bảo độ ẩm đồng đều và tiết kiệm. Sau mỗi trận mưa phải khơi thông không để nước úng đọng lại ruộng
Chú ý: Ngô nếp cần đủ nước, giai đoạn ngô rất cần là thời kỳ 3- 4 lá, 9-10 lá, trước và sau trỗ cờ, phun râu 1 tuần.
2.5. Phòng trừ sâu bệnh
Căn cứ vào tính trạng sâu bệnh mà sử dụng những loại thuốc BVTV cho phù hợp. Áp dụng biện pháp tổng hợp, việc phòng trừ sâu bệnh hại chỉ nên dùng thuốc bảo vệ thực vật ở giai đoạn cây con.
Thời gian cách ly thuốc BVTV sau khi trỗ cờ 20 ngày cũng là thời điểm thu hoạch bắp tươi. Vì vậy để đảm bảo an toàn thực phẩm sạch trước khi thu hoạch không được phun thuốc bảo vệ thực vật bất kể hình thức chủng loại thuốc nào.
+ Phòng trừ sâu xám: Dùng thuốc Vinban hoặc Vibasu 10H vào rạch trước khi gieo; Xử lý hạt giống bằng CRUISER PLUS 321 5FS trước khi gieo.
+ Sâu đục thân: dùng thuốc Viban 5H rắc 4 – 5 hạt vào nõn khi ngô được 7 – 9 lá.
III. Thu hoạch
Thu hoạch ngô nếp chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, nếu thu hoạch chậm sẽ làm giảm chất lượng ăn tươi của bắp. Thời gian thu hoạch tốt nhất là sau khi ngô trỗ cờ - phun râu khoảng 22 – 25 ngày.
Thu hoạch bẻ toàn bộ bắp tươi bao gồm cả lá bi, sau khi thu hoạch cần tiêu thụ ngay để không bị suy giảm chất lượng. Không đổ đống hoặc đựng trong bao bì ni long quá lâu ngô sẽ bị bốc nóng gây vàng ứa lá bi.
Để có chất lượng ăn tươi tốt nhất, nên tiêu thụ hết số bắp ngô trong ngày, không nên bảo quản bắp tươi quá 2 ngày ở điều kiện thông thường.
Lưu ý khi sử dụng
+ Hạt giống đã được xử lý bằng hoá chất, tuyệt đối không dùng làm thức ăn cho người và vật nuôi.
+ Không sử dụng hạt thương phẩm làm giống cho vụ sau.
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
Theo quy chuẩn QCVN 01-53: 2011/BNNPTNT
Độ sạch (% khối lượng) ≥ 99%
Nảy mầm ≥ 85%
Độ ẩm (% khối lượng) ≤ 11,5%
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát