1. Chọn giống: Sử dụng các giống chất lượng cao được cung ứng từ các Công ty có uy tín và một số giống địa phương trong nước.
Giống cải ngọt – minh họa
2. Đất trồng: Với ưu thế tự nhiên, những cánh đồng thôn Đông Sơn đã được bồi đắp hàng nghìn năm của lưu vực sông Đuống chảy qua đã tạo lên lớp đất phù sa màu mỡ, tần canh tác dày cực kỳ thích hợp để trồng cải ngọt; các trang trại của các thành viên HTX được dồn điền đổi thửa tập trung với diện tích bình quân 1-2 ha được đầu tư cải tạo, kỹ thuật trồng cây đúng quy trình thâm canh. Đất ít sét, đất thịt pha cát tơi xốp, đất không bị nhiễm phèn, mặn độ PH thích hợp từ 6-6,5. Líp gieo xạ cao khoảng 10-15 cm vào mùa mưa, nếu mùa khô thì thấp hơn mặt đất 10-15 cm, chiều ngang líp 1-1,5m, chiều dài tùy thuộc vào chiều dài của diện tích ruộng. Giữa 2 líp gieo trồng có một lối đi chăm sóc khoảng 40cm. Đất được xới xáo nhuyễn trộn thêm phân chuồng hoai, tro trấu và xử lý đất bằng Furadan hoặc Basudin hạt 3 kg/1000m2 để phòng sâu đất, tuyến trùng, kiến dế,…phá hại.
- Gieo-cấy: lượng giống yêu cầu: 60-80gr/1000m2.
- Sạ thẳng: 300-500gr/1000m2.
Gieo hạt khô, trước khi gieo cần tưới đất gieo một lượt nước. Sau gieo cần rải 1 lớp mỏng lấp hạt giống gồm hỗn hợp phân chuồng + tro trấu + đất đã sàng kỹ, sau đó cần phủ một lớp mỏng rơm rạ để che đất, tránh đất bị dẽ (chặc), bảo đảm cho cây mầm lên khỏi đất dễ dàng. Có thể gieo vào bầu lá chuối hoặc khay xốp khi đem trồng ít bị đứt rễ và ít lần tưới nước hơn sau khi trồng.
Khoảng cách cấy (trồng), hàng cách hàng 20-25 cm, cây cách cây trên hàng 20cm. Mật độ trồng khoảng16.000-20.000cây/1000m2. Khi cây con đạt được 18 ngày tuổi có thể tiến hành nhổ cấy. Cấy vào thời điểm chiều mát là tốt nhất, trước khi nhổ cây con cần tưới một lượt nước để mềm đất, dễ nhổ tránh bị đứt rễ.
Vào mùa nắng, ngày tưới 2 lần: sáng sớm và chiều mát, tuy nhiên sau khi cấy cần tưới 3 lần: sáng, trưa, chiều, kéo dài khoảng 3-4 ngày để cây dễ bắt phân và không bị héo mất sức.
- Bón phân:
- Bón lót: phân chuồng hoai mục (phân trâu, bò, phân gà): 5-7 m3 + tro trấu 3-5m3 bón cho 1000m2 (nếu đất nhiều cát nên bớt lại 30% - 50% số lượng tro trấu nêu trên)
- Bón thúc: Từ 10-18 ngày sau khi gieo nên tưới phân DAP theo tỉ lệ 1/1000 (10gram DAP pha với 10 lít nước) (ngâm phân DAP trong nước 6 giờ).
Sau khi cấy 3 ngày, tưới phân DAP ở nồng độ 2/1000, tưới phân vào buổi chiều mát, sáng sớm tưới nước rửa lá. Cứ cách 3 ngày tưới phân DAP một lần. Nếu thấy cây dư đạm, nên tưới bổ sung bằng phân NPK 16-16-8 (ngâm phân trong nước 12 giờ). Để cho cây phát triển tốt, lá mướt cần tưới thêm phân bánh dầu dừa hoặc dầu phộng (thường ngâm phân bánh dầu với nước ít nhất 2 tuần trước khi đem tưới, 5 kg bánh dầu/30 lít nước); Pha tỉ lệ 1/10 (1 lít bánh dầu đậm đặc pha với 10 lít nước). Trong thời gian tưới thúc phân làm cỏ, lấp gốc để cây đứng vững (áp dụng cho ruộng cấy)
3. Chăm sóc: Với đội ngũ nhiều thành viên có thâm niên trồng cải ngọt trên 15 năm kinh nghiệm, các kỹ thuật chăm sóc được lưu truyền và phổ biến hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất đã tạo nên các vườn cải ngọt năng xuất và chất lượng uy tín với người tiêu dùng.
- Thường xuyên giữ cho cây đủ ẩm, sau khi trồng mỗi ngày tưới đẫm 1 lần...
- Sau đó 2 - 3 ngày tưới 1 lần... Tỉa cây làm 2 đợt khi cây được 2 - 3 lá thật và 4 - 5 lá thật, để cây với khoảng cách 10 - 12 cm. Trong các đợt bón thúc, cần kết hợp làm cỏ và cắt tỉa lá già, loại bỏ cây bệnh, lá bệnh tạo cho ruộng rau thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.Nguồn nước tưới, tiêu đảm bảo kịp thời, các vườn Cải ngọt được lắp đặt hệ thống tưới bán tự động từ các nguồn nước giếng khoan với trữ lượng ổn đinh và sạch.
- Trong công tác phòng trừ sâu bệnh, chọn các loại đất luân canh với cây trồng khác rau họ hoa thập tự như lúa nước và các cây trồng cạn khác nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.
Áp dụng biện pháp thủ công như ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và tỉa bỏ những cây bị bệnh thối gốc, thối nhũn đem tiêu huỷ.
Cải ngọt được thường xuyên kiểm tra, phát hiện sâu bệnh kịp thời; ưu tiên các biện pháp xén tỉa cành, sử dụng các chế phẩm sinh học, thuốc hóa học ít đôc của các thương hiệu, tập đoàn uy tín trong danh mục khuyến cáo của Bộ nông nghiệp để tiêu diệt Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun…
Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học. Trong các đợt bón thúc, làm cỏ cần kết hợp vơ tỉa lá già, lá bị bệnh sương mai, lá bị dòi đục lá hại nặng đem tiêu hủy
4. Thu hoạch: HTX thường thu hoạch cải ngọt trước khi ra hoa, vì cải ngọt ra hoa, lá thường bị cằn cổi, xơ nhiều không ngon, ở giai đoạn 36-38 ngày sau gieo (trường hợp cấy) và 28-30 ngày (trường hợp sau sạ) là tiến hành thu hoạch (nhổ cây), nhổ cây vào buổi chiều mát để hạn chế bị héo lá, cắt bỏ lá già bó lại từng bó nhỏ gọn xếp vào giỏ, thùng đem đi tiêu thụ.Với việc lựa chọn giống kỹ càng, nguồn đất tự nhiên giàu dinh dưỡng và việc tuân thủ quy trình chăm sóc, kỹ thuật kiểm soát phòng trừ sâu bệnh hạn chế tối đa sử dụng các hóa chất độc hai;
- Đảm bảo cải lá nguyên vẹn, xanh tươi, cuống thẳng, non. Mắt lá sáng bóng, thẳng nhọn, có sức căng.
* Bảo quản Cải ngọt: được bảo quản trong các kho chuyên dụng, được thiết kế phù hợp và không gần các nguồn có nguy cơ nhiễm bẩn do hóa chất, vi sinh vật và các yếu tố độc hại khác.
Cần bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ và ẩm độ thích hợp nhất để hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật và các chất độc hại và kéo dài thời gian bảo quản.
* Sử dụng:
Ở Việt Nam, cải ngọt thường được chế biến thành các món ăn như cải ngọt xào thịt, canh cải ngọt nấu tôm, rau cải ngọt luộc chấm xì dầu, cải ngọt xào thịt bò, cải ngọt xào chân gà..., làm lẩu cá, lẩu thịt.