- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát.
- - Hạt giống đã xử lý bằng hóa chất không được sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
- - Rửa sạch tay sau khi gieo hạt, tránh xa tầm tay trẻ em.
- Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm.
I. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC
- Giống P4181 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày (ở Đông Nam bộ và Duyên hải Nam Trung bộ dao động từ 90 -100 ngày; ở Tây Nguyên từ 100-110 ngày), có khả năng chịu hạn tốt. đây là một trong những đặt tính rất quan trọng trong điều kiện khô hạn thiếu nước tưới hiện nay
- Cây con sinh trưởng rất khỏe, độ đồng đều cao nên luôn bảo đảm mật độ gieo trồng
- Bộ lá gọn nên chịu trồng dày
- Chiều cao đóng bắp thấp nên thuận tiên trong việc thu hoạch và chống đổ ngã tốt
- Nhiễm nhẹ các bệnh thường gặp trên cấy bắp như cháy lá, khô vằn và rỉ sắt
- Kết hạt tốt, tỉ lệ hạt/bắp cao (79-83%), tiềm năng năng suất có thể đặt 10 – 12 tấn/ Ha; hạt dạng đá, màu vàng cam
1. Thời vụ gieo trồng
2. Làm đất
Trong kỹ thuật trồng ngô, làm đất được xem là biện pháp kỹ thuật quan trọng vì ngô có bộ rễ chùm rất phát triển, có thể lan rộng với bán kính trên 0,5m. Do vậy, đất trồng ngô cần được cày sâu, bừa kỹ, sạch cỏ dại.
3. Mật độ và khoảng cách gieo trồng
Giống ngô P4181 có dạng cây cao trung bình, bộ lá gọn, cứng cây nên có thể trồng dày, nhưng tùy theo mùa vụ, điều kiện đất đai canh tác và kỹ thuật thâm canh mà áp dụng mật độ cho phù hợp
Vụ Hè Thu vàThu Đông: mật độ 77.000cây/ha; tương đương khoảng cách: 65 cm x 20cm
Vụ Đông Xuân: mật độ 83.000 cây/ ha tương ứng với khoảng cách 60cm x 20cm. Nếu có đều kiện thăm canh tốt mật độ có thể tăng lên 91.000 cây/ Ha 55cm x 20cm
4. Phân bón, liều lượng và cách bón
a. Liều lượng: khuyến cáo cho 1 ha
Đạm (N) 160 – 180k + Lân (P2O5) 80 -90kg + Kali (K2O) 120 – 135kg (350 -390 kg Ure + 500 -560kg Super lân + 200 -225 kg Clorua Kali )
Tùy theo điều kiện thổ nhưỡng đất đai và thời vụ mà chúng ta có thể thay đổi liều lượng và loại phân cho phù hợp
b. Cách bón
5. Chăm sóc
- Tiến hành dặm tỉa, định cây để đảm bảo mật độ bằng cách ngâm thêm 5% lương giống gieo ngay sau khi gieo, ủ hạt nẩy mầm rồi dặm.
- Kết hợp mỗi lần bón phân, chúng ta vun xới đất, làm sạch cỏ
- Cần tưới nước đầy đủ để đảm bảo đất đủ ẩm, đặc biệt ở giai đoạn cây con và giai đoạn trổ cờ phun râu không được để ruộng bị úng nước hay bị khô hạn
6. Phòng trừ sâu bệnh
Theo dõi phát hiện và phòng trừ sâu bệnh trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của Cây ngô
* Sâu hại
Thời kỳ cây con cần lưu ý các loại sâu bệnh sau đây: côn trùng ăn hạt khi gieo, sâu xám, sâu ăn tạp cắn cây con
Sâu độc thân, sâu đục bắp có thể gây hại từ khi bắp 30 ngày tuổi cho đến khi thu hoạch và rầy rệp có thể gây hại từ khi bắp chuẩn bị trổ cờ đến khi thu hoạch, đặc biệt là giai đoạn trổ cờ phun râu
* Bệnh hại
Các loại bệnh thường gặp như rỉ sắt, khô vằn, đốm lá lớn, sọc lá… Thuốc và cách sử dụng cần tuân thủ theo hướng dẫn chung của ngành Bảo Vệ Thực Vật hoặc theo hướng dẫn được ghi trên các nhãn thuốc
7. Thu hoạch
Tiến hành thu hoạch khi lá bi khô hoàn toàn, hạt cứng, quan sát thấy chân hạt có chấm đen, tiến hành tách hạt ngay sau khi thu hoạch, không được để lâu, phơi hạt khô đến ẩm độ 14 -15%, bảo quản nơi khô ráo tránh ẩm mốc.
III. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
Theo quy chuẩn QCVN 01-53: 2011/BNNPTNT
- Độ sạch (% khối lượng) ≥ 99%
- Nảy mầm ≥ 85%
- Độ ẩm (% khối lượng) ≤ 11,5%