NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:
DTR668 do Công ty Cổ phần Đại Thành nhập nội và lai tạo, đăng ký khảo nghiệm và công nhận giống tại Việt Nam. DTR668 là sản phẩm bản quyền của công ty cổ phần Đại Thành.
CÁCH BẢO QUẢN:
- Bảo quản hạt giống nơi khô ráo và thoáng mát.
- Không sử dụng hạt giống sau thu hoạch để làm giống cho vụ sau vì năng suất sẽ giảm.
ĐẶC TÍNH GIỐNG - Thời gian sinh trưởng ngắn. Phía Bắc: vụ Xuân 120 - 125 ngày, vụ Mùa 100 - 105 ngày.
- Chịu rét, đẻ nhánh sớm và tập trung, các dảnh to đều, rất dễ chăm sóc.
- Dạng hình gọn, bộ lá đứng, bản lá rộng, lá đòng lòng mo, lá lâu tàn khi lúa chín.
- Chiều cao cây thấp:105- 110 cm, thân cứng và gọn, chống đổ ngã khá tốt.
- Lá đòng đứng, giữ được màu xanh đến khi thu hoach. Trỗ thoát và tập trung, bông to dài, số hạt/bông nhiều, tỷ lệ hạt chắc cao 90-95%.
- Chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, khô vằn,bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân và rầy nâu.
- Năng suất cao vượt trội Bắc Thơm 7 là 20%, trung bình đạt 75 – 80 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt trên85 tạ/ha. Thể hiện vượt trội trên đất vàn và vàn cao.
- Hạt thóc màu vàng sáng, hạt gạo trắng trong, tỷ lệ gạo xay xát cao.
- Cơm ngon, hơi thơm, mềm, không dính, vị đậm. Hàm lượng Amylose 13-14%.
KỸ THUẬT CANH TÁC
1.Thời vụ:
- Các tỉnh phía Bắc: Vụ Xuân: Gieo 15/1 – 5/2, cấy trong tháng 2; Vụ Mùa gieo 5- 25/6, tuổi mạ 15-20ngày.
- Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên : Vụ Đông Xuân gieo từ 10/12-25/12, Vụ Hè Thu gieo từ 25/4-15/5,tuổi mạ 15-18 ngày
Lưu ý: Nếu gieo thẳng, muộn hơn so với thời gian gieo mạ để cấy 5-10 ngày.
2.Làm mạ và chăm sóc mạ:
2.1. Ngâm ủ hạt giống:
Lượng nước khi ngâm cần ngập 4-5 lần lượng thóc. Ngâm thóc trong nước sạch 40-42 giờ ở vụ xuân, 32-36 giờ ở vụ mùa. Trong thời gian ngâm cứ 7 – 8 giờ thay nước sạch một lần sao cho hạt thóc không có mùi chua. Khi hạt thóc đã hút đủ nước (nhìn thấy rõ phôi trắng) thì đãi sạch, để ráo nước rồi đem ủ. Vụ xuân ủ ấm ngay từ ban đầu (khi thóc chưa nứt ranh) ở nhiệt độ 35-40 oC; vụ mùa để nơi thoáng mát, không đọng nước. Trong quá trình ủ, phải kiểm tra, nếu hạt thóc khô phải tưới thêm nước; khi hạt thóc đã nứt ranh phải nhanh chóng đảo nhẹ, rải mỏng,hạ nhiệt độ chỉ còn 25oC.
2.2. Gieo mạ và chăm sóc:
- Gieo mạ: Khi hạt thóc ra mộng và rễ đều, mộng khô ráo, đem gieo; gieo đều và chìm mộng. Vụ xuân nếu gặp rét (nhiệt độ dưới 15oC) dùng ni lông trắng che cho mạ.
- Bón phân cho mạ: Bón lót cho 1 ha mạ với lượng phân chuồng 10 tấn + 46kgN + 90kg P2O5 + 50kg K2O. Sau khi chia luống thì bón lót mặt, dùng cào vùi phân vào bùn lớp bề mặt 3-5cm. Trang phẳng mặt luống bằng trang gỗ sao cho nước không đọng trên bề mặt luống.
Bón thúc khi mạ được 1,5-2 lá với lượng phân: (46kgN + 50kg K2O)/ha để kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây mạ sinh trưởng tốt.
- Tưới nước cho mạ: Sau khi mạ được 1,5 lá đưa nước vào ruộng cho láng mặt ruộng và luôn giữ đủ nước để ruộng mạ mềm bùn.
3. Chăm sóc lúa cấy
3.1. Mật độ cấy:
Lúa cấy mật độ 40-42 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm
3.2. Bón phân cho lúa:
- Lượng phân bón:
Loại phân | 360 m2 | 500 m2 | 1ha |
Phân chuồng(kg) | 300 – 400 | 450 – 500 | 8.000 – 10.000 |
Ure (Kg) | 6 – 8 | 9 -11 | 180 - 220 |
Phân lân (Kg) | 15 – 20 | 20 – 25 | 400 - 500 |
KaliClorua(Kg) | 5 – 7 | 7 - 9 | 140 - 170 |
- Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ số phân chuồng, phân lân và 30% đạm urê.
+ Bón thúc lần 1: sau cấy 7-10 ngày khi lúa đã hồi xanh: 50% đạm urê và30% kali kết hợp với làm cỏ đợt 1.
+ Bón thúc lần 2 (đón đòng): Khi lúa kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu phân hóa đòng, bón hết số phân còn lại (10-20% đạm urê +60-70% kali). Trong trường hợp cuối vụ không có mưa thì sau khi lúa trỗ báo (khoảng 5%) có thể bón tăng thêm10% đạm, 10% kali để tăng tỷ lệ hạt chắc và lúa trỗ đều.
Để đạt năng suất cao cần phân bón cân đối, bón lót sâu, bón thúc sớm,bón tập trung và khuyến cáo sử dụng phân NPK tổng hợp chuyên dùng cho lúa; lượng bón và cách bón theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Chủ động tưới tiêu để tạo cho rễ lúa ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng, chuyển hóa giai đoạn tốt: đẻ nhanh, trỗ và chín tập trung
4. Phòng trừ sâu bệnh :
Thường xuyên thăm đồng để theo dõi và phát hiện sâu bệnh hại và phòng trừ kịp thời sớm có hiệu quả một số sâu bệnh hại bằng các loại thuốc chuyên dụng:
- Với các loại sâu cuốn lá, sâu đục thân dùng các loại thuốc Virtako 40WG, Regent 800WG, Thianmectin 0.50 ME....
- Bọ trĩ, chích hút dùng thuốc Actara25WG....
- Rầy nâu: dùng Applau 10WP, Penalty Gold 50EC, Bassa 50EC,Chess 50WG…
- Đạo ôn dùng các loại thuốc Filia 525 SE, Fujione 40EC,Beam75WB…
- Bệnh khô vằn dùng AmistaTop 325SC, Tiltsuper300EC,Validacin 5SC, Anvil 5SC…
- Bệnh lem lép hạt dùng thuốc Tiltsuper300EC, Amista Top 325SC...
(Cách phun, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc).
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
Theo tiêu chuẩn QCVN 01–54 : 2011/BNNPTNT
- Độ thuần ≥ 99,5%
- Độ sạch≥ 99%
-Tỷ lệ nảy mầm ≥ 80%
- Độ ẩm ≤13,0%
-Hạt cỏ dại ≤ 10 hạt/kg
- Hạt giống khác ≤ 0,3%