I. ĐẶC TÍNH GIỐNG:
- 27P53 là các giống lúa lai 3 dòng do công ty Pioneer Hi-Bred international (Hoa Kỳ) lai tạo và sản xuất tại Ấn Độ.
- Thời gian sinh trưởng: 120 – 125 ngày (vụ Xuân)
- Phù hợp trên chân đất vàn, vàn cao
- Mạ có khả năng chịu lạnh tốt, sinh trưởng khỏe, đẻ nhánh rất tốt, thấp cây (100 - 115cm), lá đòng đứng, dấu bông
- Chống chịu tốt bệnh đạo ôn trong vụ Xuân
- Hạt gạo dài, ít bạc bụng, cơm có mùi thơm nhẹ, dẻo, mềm. Tiềm năng năng suất 8 - 10 tấn/ha.
II. KỶ THUẬT CANH TÁC
- Ngâm ủ hạt giống: vụ Xuân ngâm từ 20-24 giờ là đủ, ngâm trong nước ấm (3 sôi, 2 lanh). 1 kg giống cần ít nhất 3 lít nước sạch. Trong khi ngâm cứ 5-6 giờ thay nước 1 lần để rửa chua. Sau khi ngâm đủ giờ sửa sạch hạt giống lần cuối, để ráo nước rồi đem ủ. Khi ủ nếu thấy hạt se khô thì tưới thêm nước và đảo đều. Trời rét cần tấp tủ kín, cần kiểm tra không để giống quá nóng dễ bị hỏng (Không ủ trong đống phân). Khi mầm mọc dài bằng ½ hạt giống thì đem gieo.
- Chuẩn bị đất gieo mạ: Cần chọn nơi đất tốt, đủ ánh sáng, tưới tiêu thuận lợi. Đất ruộng mạ cần được làm sạch cỏ dại, bót lót sâu trước khi gieo 1 ngày kết hợp bừa nhuyễn, san phẳng; mỗi sào mạ bón 2 - 3 tạ phân chuồng hoai mục hoặc 30-50 kg phân hữu cơ vi sinh.
- Lên luống mạ: Chiều rộng luống mạ tuỳ thuộc vào chiều rộng của nilon, nếu nilon khổ rộng 1,8m thì làm luống mạ rộng 1m, nếu nilon khổ rộng 2,4m thì làm luống rộng 1,3m. Rãnh để rộng 30cm cắm vòm và làm lối đi.
- Lượng giống: Lúa lai cần gieo thưa 1kg giống gieo được 8 mét vuông đất. Không nên bón phân hóa học nếu nhiệt độ dưới 150C, nếu bón lân, phân tổng hợp phải nghiền nhỏ phân và bón lót sâu tránh gây chết mạ.
- Che phủ nilon: Phủ nilon cho mạ để chống rét. Cần làm vòm khung trên luống mạ bằng que tre hoặc thép dài 1,8m, cách 1-1,5m thì cắm 1 que. Khi mạ được 2-2,5 lá, thường xuyên mở nilon kiểm tra để bón phân. Lượng bón 0,5 kg urê + 0,3 kg kali/100 m2.
Kỷ Thuật cấy: Cấy nông tay, nên cấy 1-2dảnh/khóm, mật độ 35-40 khóm/m2
Phân bón và cách bón: Tùy vào từng loại đất mà bón với hàm lượng phân khác nhau. Dưới đây là khuyến cáo cho loại đất trung bình (lượng bón khuyến cáo cho 1 ha)
Đạm(N):110-130 kg+ Lân (P2O5): 70-90 kg + Kali (K2O): 120-130 kg + 10 tấn phân chuồng,Tương đương 240—280 kg Urê + 440-500 kg Supe lân + 200-220 kg kali clorua.
Bón lót(trước khi bừa nhuyễn lần cuối): Toàn bộ phân chuồng + Lân +20 % Đạm
Bón thúc lần1 (7-10 ngày sau cấy): 40% Đạm + 50% Kali
Bón thúc lần 2 (38-42 ngày sau cây): 40% Đạm + 50% Kali
Lưu ý:
- Do lúa 27P53 có khả năng đẻ nhánh rất khỏe nên cần bón phân tập trung, không bón trể để lúa đẻ nhánh tập trung và phát huy số nhánh hữu hiệu.
- Không tiến hành bón phân khi nhiệt độ dưới 15oC và bón theo nguyên tắc 5 đúng:
· Bón đúng chủng loại phân
· Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây
· Bón đúng nhu cầu sinh thái
· Bón đúng thời tiết
· Bón đúng phương pháp
- Do lúa có tỷ lệ hạt/bông nhiều nên giai đoạn lúa săp trổ cần bón thêm 2-3 kg kali/sào (500 m2) để tăng tỷ lệ hạt chắc nhằm tăng năng suất và tăng phẩm chất cơm.
Phòng trừ sâu bệnh: Tùy vào điều kiện thời tiết khí hậu từng năm có thể phát sinh thêm nhiều loại sâu bệnh gây hại. Hằng năm trong vụ Xuân, trên lúa thường xuất hiện 1 số loại sâu bệnh hại chính là bọ trĩ, đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu, khô vằn, sâu đục thân…
- Sau khi cấy 7-10 ngày cần có biện pháp phun phòng bọ trĩ gây hại
- Khoảng 18-20 ngày sau cấy xuất hiện đạo ôn gây hại trên lá, nhất là khi thời tiết âm u keo dài.
- Giai đoạn 30 ngày sau cây bắt đầu xuất hiên sâu cuốn lá lứa 1, rầu nâu và khô vằn gây hại.
- Giai đoạn 60 ngày sau cấy tiêp tục xuất hiện sâu cuốn lá lứa 2 và rầy nâu gây hại nặng. Đây là thời điểm rất dễ bùng phát dịch khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi và không có biện pháp phòng trừ hợp lý.
- Bên cạnh các loài sâu bệnh hại trênthì giai đoạn trỗ còn xuât hiện sâu đục thân gây hại. Cần kiểm tra đồng thường xuyên ở giai đoạn này để phong trừ kịp thời.
Thu Hoạch: Khi lúa chín khoảng 85% là có thể tiến hành thu hoạch. Đây là các giống ưu thế lai, vì vậy không dùng hạt thương phẩm để làm giống cho vụ sau.